Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

giải đáp về chế độ, chính sách cho giáo viên

http://www.gdtd.vn/channel/4741/201308/giai-dap-ve-che-do-chinh-sach-tro-cap-thu-nhap-cho-can-bo-giao-vien-1971708/


Giải đáp về chế độ, chính sách, trợ cấp, thu nhập cho cán bộ, giáo viên

(GD&TĐ) - Những băn khoăn về chính sách, trợ cấp và thu nhập của cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục đã được cử tri gửi tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và nhận được giải đáp với từng nhóm đối tượng cụ thể.

Những cô giáo tương lai. Ảnh: gdtd.vn
Những cô giáo tương lai. Ảnh: gdtd.vn

Cử tri hỏi:

Hiện nay, cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục còn băn khoăn về chính sách, trợ cấp và thu nhập. Cụ thể: Cán bộ quản lý giáo dục chưa được hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi như các nhà giáo khác; bảo mẫu các trường phổ thông chưa có chính sách lương và bảo hiểm xã hội; giáo viên các trường giáo dục chuyên biệt thu nhập quá thấp. Vì vậy, trân trọng đề nghị Bộ trưởng cho biết các giải pháp của Bộ để đáp ứng các yêu cầu này?

Bộ trưởng trả lời:

Về chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục

Hiện nay, nhà giáo được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở giáo dục được hưởng chế độ lương như giáo viên; chế độ phụ cấp ưu đãi; phụ cấp thâm niên nhà giáo và các phụ cấp, trợ cấp khi công tác ở trường chuyên biệt hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Khi nhà giáo được điều động về làm công tác quản lý, tham mưu, chỉ đạo về giáo dục, dạy nghề ở các cơ quan trung ương và địa phương thì trở thành công chức, chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức và được hưởng lương theo ngạch, bậc và phụ cấp công vụ; đồng thời không hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi của nhà giáo nữa.

Vì mức phụ cấp công vụ thấp hơn phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi của giáo viên, nên làm nảy sinh bất hợp lý và tâm tư của các nhà giáo, nhất là những người được điều động làm cán bộ quản lý.

Vì những bất hợp lý này liên quan đến Luật (Luật giáo dục và Luật cán bộ, công chức) nên về lâu dài Bộ GD&ĐT đang tích cực tham gia xây dựng Đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2013-2020 (do Bộ Nội vụ chủ trì) theo chỉ đạo của Chính phủ để giải quyết các vướng mắc, tồn tại của hệ thống thang bảng lương hiện nay, trong đó có vấn đề phụ cấp theo lương của ngành giáo dục.

Trong ngắn hạn, căn cứ đề xuất của Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép bảo lưu phụ cấp ưu đãi (tối đa 36 tháng) đối với các nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập được điều động về công tác tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo mà không hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Về chế độ chính sách đối với bảo mẫu các trường phổ thông

Bảo mẫu (theo cách gọi của các cơ sở giáo dục phía Nam), nhân viên bán trú (như cách gọi của các cơ sở giáo dục phía Bắc) là loại hình lao động mới xuất hiện gần đây do nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông tổ chức học 2 buổi/ngày có tổ chức bán trú cho học sinh (chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã), làm nhiệm vụ chăm sóc và hỗ trợ giáo viên chăm sóc học sinh trong các giờ ăn, ngủ, vệ sinh...

Loại hình lao động này chưa có trong danh mục vị trí việc làm cũng như định danh trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, và vì vậy, chế độ làm việc và chính sách đối với các đối tượng này được thỏa thuận và thực hiện thông qua hợp đồng lao động giữa cơ sở giáo dục và người lao động. Các cơ sở giáo dục thực hiện chính sách cho người lao động làm nhiệm vụ bảo mẫu từ nguồn thu hợp pháp của mình và nguồn ngân sách hỗ trợ của địa phương (nếu có), nên có sự khác biệt giữa các địa phương, giữa các cơ sở giáo dục.

Hiện nay, thực hiện Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Bộ GD&ĐT đang tích cực phối hợp với Bộ Nội vụ khảo sát xây dựng tiêu chuẩn chức danh viên chức ngành giáo dục, xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập để thống nhất thực hiện, trong đó dự kiến có loại hình lao động này.

Về chế độ chính sách đối với giáo viên các trường chuyên biệt

Thời gian qua, cùng với việc ban hành chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, Nhà nước đã ban hành một số chính sách đặc thù đối với với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt công lập, cụ thể: 

- Định mức số tiết giảng dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú cấp THCS là 17 tiết/tuần (giáo viên THCS công lập là 19 tiết/ tuần); giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học là 21 tiết/tuần (giáo viên tiểu học công lập là 23 tiết/tuần).

- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường năng khiếu thể dục thể thao, trường năng khiếu nghệ thuật, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được hưởng phụ cấp ưu đãi bằng 50% mức lương hiện hưởng;

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật và trường giáo dưỡng được hưởng phụ cấp ưu đãi bằng 70% mức lương hiện hưởng (nhà giáo giảng dạy ở các trường THCS, THPT được hưởng mức phụ cấp 30% hoặc 35%; nhà giáo ở các trường mầm non, tiểu học được hưởng mức phụ cấp 35% hoặc 40%).

- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt  được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 mức lương tối thiểu.

- Nhà giáo công tác ở các trường chuyên biệt được trợ cấp tham quan, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hỗ trợ tiền mua tài liệu để học tập và hỗ trợ 100% tiền học phí và tiền đi lại.

Những quy định nêu trên đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ

.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

chương trình hành động quốc gia vì trẻ em

http://www.gdtd.vn/channel/3101/201210/chuong-trinh-hanh-dong-quoc-gia-vi-tre-em-giai-doan-2012-2020-1964247/


Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020
Chương trình  hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 có mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 26% vào năm 2015 và xuống còn 23% vào năm 2020; hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015.


Ảnh: MH
Chương trình cũng đặt mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào năm 2015 và xuống dưới 10% vào năm 2020.

Đồng thời, phấn đấu tăng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển lên 80% vào năm 2015 và lên 85% vào năm 2020.

Chương trình có các hoạt động như tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, vận động xã hội tham gia thực hiện quyền trẻ em, như Tháng hành động vì trẻ em, Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường, Ngày vi chất dinh dưỡng trẻ em, Diễn đàn trẻ em quốc gia; các dự kiện văn hóa, thể thao. Hỗ trợ trẻ em tổ chức các sự kiện, hoạt động truyền thông cho trẻ em và thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách phúc lợi cho trẻ em theo hướng mở rộng đối tượng trẻ em được hưởng lợi trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội, vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông và thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, gia đình, cộng đồng, người dân và trẻ em tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông cho trẻ em.

Gia đình, cộng đồng, nhà trường có trách nhiệm tham gia thực hiện các quyền của trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí. Củng cố Quỹ bảo trợ trẻ em để tăng cường vận động nguồn lực thực hiện Chương trình, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đại học

http://www.gdtd.vn/channel/4741/201308/giai-phap-nang-cao-hieu-qua-dao-tao-giao-duc-dai-hoc-1971732/

Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo giáo dục đại học

(GD&TĐ) - Tình trạng tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ không đạt chỉ tiêu; Hiệu quả đào tạo, sự mất cân đối về ngành nghề; Vấn đề việc làm của SV tốt nghiệp ra trường... đã được cử tri đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.

Niềm vui tân cử nhân. Ảnh: gdtd.vn
Rạng rỡ tân cử nhân ngày tốt nghiệp. Ảnh: gdtd.vn

Cử tri hỏi:

Hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng các trường đại học, cao đẳng (cơ sở giáo dục đại học) được thành lập nhưng tuyển sinh không đạt; đào tạo không hiệu quả, mất cân đối đào tạo về ngành nghề; tỷ lệ sinh viên ra trường không tìm được việc làm ngày càng cao. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để khắc phục tình trạng này?

Bộ trưởng trả lời:

Về tình trạng tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng không đạt chỉ tiêu

Theo quy định hiện hành, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh là do Giám đốc/Hiệu trưởng các đại học, trường đại học, cao đẳng tự quyết định dựa trên tiêu chí do Bộ GD&ĐT quy định (hiện có 2 tiêu chí là: số sinh viên, học sinh quy đổi tính trên 1 giảng viên và diện tích sàn xây dựng trên 1 sinh viên, học sinh quy đổi). Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành/trường đào tạo là do học sinh tự quyết định.

Thực tế hiện nay, ở một số trường đại học, cao đẳng, một số ngành tuyển sinh không đủ chỉ tiêu. Để góp phần khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện các giải pháp:

- Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép mở ngành, thành lập các trường đại học, cao đẳng mới, bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật, phù hợp Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Trong đó, đối với các ngành cần khuyến khích đã mở rộng khối thi và xét tuyển đối với các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Bổ sung khối D đối với nhiều ngành trước đây chỉ thi tuyển khối C); Tuyển thẳng các học sinh giỏi đạt giải quốc gia, Olympic vào các ngành học thuộc khối khoa học xã hội; Phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu để bổ sung chính sách đối với các ngành học khoa học cơ bản, khoa học xã hộ i- nhân văn, năng lượng hạt nhân, như: miễn giảm học phí, cấp học bổng cao, khuyến khích học tập,… các chính sách thu hút, đãi ngộ những sinh viên tốt nghiệp các ngành học này.

- Kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực để có kế hoạch định hướng các cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ngành đào tạo cho phù hợp nhu cầu nhân lực của các địa phương và các Bộ, ngành.

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo thực hiện tốt chủ trương tự chủ trong tuyển sinh và đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời phải rà soát, điều chỉnh quy mô và ngành nghề đào tạo cho phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu xã hội.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông để hỗ trợ công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, đồng thời giúp cho người học có cơ sở lựa chọn những ngành nghề có khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Vấn đề về hiệu quả đào tạo, mất cân đối về ngành nghề

Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả đào tạo chưa cao, sinh viên tốt nghiệp ra trường còn nhiều hạn chế về kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, năng lực ngoại ngữ và hoạt động xã hội, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội. 

Đa số các trường đại học, cao đẳng chỉ đào tạo theo thế mạnh của trường, trong kho đó phần lớn các đơn vị sử dụng lao động không có kế hoạch nhân lực dài hạn, chưa có thói quen hợp tác với các trường để đặt hàng đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động của mình. Người học có xu hướng theo học các ngành mà sau khi ra trường có thu nhập cao, dễ tìm được việc làm (Kế toán, Tài chính Ngân hàng...), dẫn tới việc số lượng sinh viên theo học các ngành này tăng nhanh, vượt quá nhu cầu thực tế của xã hội, gây nên tình trạng mất cân đối ngành, nghề đào tạo.

Để từng bước khắc phục tình trạng trên, Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai thực hiện một số giải pháp:

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện Luật giáo dục đại học.

- Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng rà soát chương trình đào tạo về tên ngành, mục tiêu đào tạo, yêu cầu chuẩn kiến thức/kỹ năng/thái độ, vị trí làm việc sau tốt nghiệp, khối lượng kiến thức, tỷ lệ phân bổ thời gian giữa lý thuyết và thực hành,... để đảm bảo cập nhật tri thức mới, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và đảm bảo tính liên thông trong đào tạo.

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các trường đại học, cao đẳng trong việc thực hiện quy trình mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng; Các điều kiện đảm bảo chất lượng (về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện giáo trình...); Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội; Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học; Thực hiện 3 công khai (công khai cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng thực tế của cơ sở đào tạo; công khai nguồn lực phục vụ đào tạo; công khai thu chi tài chính) nhằm tạo cơ chế giám sát xã hội về chất lượng đào tạo và động lực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, tuyển sinh, công tác xây dựng đội ngũ giảng viên, việc đầu tư cơ sở vật chất và kiên quyết xử lý đối với các cơ sở đào tạo không thực hiện đúng các quy định.

Vấn đề về việc làm của sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Thực tế hiện nay có một số lượng không nhỏ sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm hoặc làm việc không theo đúng ngành được đào tạo. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là:

Về khách quan: Xét từ góc độ nơi sử dụng lao động, từ khi đất nước tiến hành đổi mới, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng (cũng như nguồn lao động) không chỉ làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước, mà làm việc ở tất cả các cơ sở thuộc 5 thành phần kinh tế; Xét từ góc độ nguồn cung ứng nhân lực, tham gia cung cấp sinh viên tốt nghiệp cho thị trường lao động không chỉ có các trường công lập, mà còn có các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài.

Hiện nay, theo Luật giáo dục đại học đã có hiệu lực, các cơ sở đào tạo được tự chủ, trong đó có tự chủ về công tác tuyển sinh.

Về chủ quan: Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặt với thị trường lao động chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực; Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành/trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động…; Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương chưa sát thực; Năng lực học tập của một số học sinh thấp, chất lượng chưa cao.

Trong tình hình suy thoái kinh kế toàn cầu và khu vực cùng khó khăn của nền kinh tế trong nước, tình hình sinh viên tìm việc làm càng khó khăn hơn.

Để góp phần khắc phục tình trạng này, ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 làm căn cứ để các Bộ,  ngành và địa phương xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân của bộ, ngành và địa phương.

Bộ GD&ĐT cũng đang triển khai một số giải pháp sau:

- Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào đạo với các đơn vị sử dụng lao động.

- Xem xét đánh giá lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước để đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh một số chỉ tiêu, mục tiêu của Quy hoạch mạng lưới đến năm 2020 cho phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương.

- Nghiên cứu, triển khai Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011-2020. Khuyến khích các địa phương ban hành các chính sách riêng nhằm thu hút nhà giáo, chuyên gia giỏi về công tác tại ngành giáo dục của địa phương; Thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí, đồng thời nghiên cứu đề xuất chế độ học bổng cao cho sinh viên các trường sư phạm;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nghiên cứu, tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực. Từ năm 2013, Bộ GD&ĐT đã thông báo tình hình đào tạo các ngành nghề và điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó có ngành sư phạm; tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” (như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán…), đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này.

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo rà soát, điều chỉnh quy mô và ngành nghề đào tạo cho phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu xã hội.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông để hỗ trợ công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học cao đẳng, giúp cho người học có cơ sở lựa chọn những ngành nghề có khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.


Vừa qua, nhiều cử tri đã bày tỏ sự quan tâm cũng như đặt ra những câu hỏi với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về các vấn đề nóng trong lĩnh vực giáo dục. Với tinh thần cầu thị, không né tránh, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trực tiếp và thẳng thắn giải đáp. Báo Giáo dục & Thời đại và Giáo dục và Thời đại điện tử (gdtd.vn) trân trọng đăng tải một số câu trả lời của Bộ trưởng với cử tri.
giaoduc.net.vn/Du-hoc/Ngay-hoi-thong-tin-hoc-bong...

Ngày hội thông tin học bổng cho du học sinh

 THEO VNEXPRESS Thứ năm 14/11/2013 09:19
(GDVN) - Sinh viên sẽ có cơ hội nhận học bổng trị giá 50% - 100% học phí từ tập đoàn giáo dục LSC Group (Anh) và các trường đại học công lập Phần Lan, Pháp, Thụy Điển.
Muốn tìm học bổng cao học toàn phần?
Học bổng du học Mỹ, trường THPT Fryeburg Academy
Hội thảo học bổng Đại học Conventry, Anh quốc
Học bổng tới 60% học phí các trường đại học công lập Mỹ, Canada
Được sự hỗ trợ thông tin tích cực từ phía các đối tác, trường uy tín của Anh, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ... Trung tâm truyền thông giáo dục PEACE EDUCom tổ chức ngày hội thông tin học bổng du học châu Âu năm 2014. Thời gian diễn ra ngày hội từ 9h đến 12h, chủ nhật, ngày 17/11, tại khách sạn Oscar Sài Gòn, 68A Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM.

Ngày hội cũng sẽ mang đến cho tất cả các bạn cái nhìn toàn diện hơn về quyết định du học từ góc nhìn của du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài.

Ngày hội sẽ cung cấp đầy đủ cho sinh viên những thông tin mới, chính xác nhất về hệ thống giáo dục, chương trình đào tạo, bí quyết tìm nhà ở, việc làm thêm, quy trình hồ sơ, chỉ tiêu tuyển sinh, kinh nghiệm thi tuyển và các thủ tục cần thiết cho quá trình du học. Đồng thời, ngày hội cũng sẽ mang đến cho tất cả các bạn cái nhìn toàn diện hơn về quyết định du học từ góc nhìn của du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài. Sinh viên sẽ có cơ hội gặp gỡ đại diện trường và giao lưu cùng khách mời của chương trình.

Ngoài ra, nhân dịp này, chương trình sẽ dành tặng 35 phần quà cho 35 sinh viên đầu tiên có kết quả IELTS từ 6.0 nộp hồ sơ đăng ký vào các khóa học khai giảng tháng 2, 4, 8 năm 2014 như sau:

1. Tặng 20 suất học bổng du học Anh trị giá 201 triệu đồng một suất.
2. Tặng 15 vé máy bay khứ hồi Sài Gòn - Hà Nội, trị giá 42 triệu đồng (du học Phần Lan).
3. Tặng sim card Phần Lan - Thụy Điển.
4. Giảm một triệu đồng cho một khóa luyện thi đại học Phần Lan.
5. Hoàn toàn miễn phí dịch thuật hồ sơ.
6. Tặng 100% phí đăng ký ghi danh hồ sơ Pháp.

Chương trình sẽ dành tặng 35 phần quà cho 35 sinh viên đầu tiên có kết quả IELTS từ 6.0 nộp hồ sơ đăng ký vào các khóa học khai giảng tháng 2, 4, 8 năm 2014.

Đặc biệt, PEACE EDUCom có mở lớp luyện thi đại học Phần Lan năm 2014 tại Hà Nội dành cho tất cả sinh viên có nhu cầu. Khóa học sẽ được giảng dạy bởi các giáo viên giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp từ trường Đại học Ngoại thương. Hồ sơ đăng ký của bạn có thể gửi trực tiếp về công ty trước ngày 30/12.

PEACE EDUCom đồng hành cùng sinh viên Việt trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ du học và học tập, sinh hoạt tại nước ngoài. Công ty sẽ hỗ trợ dịch thuật và hợp thức hoá hồ sơ; tổ chức các lớp luyện thi đầu vào đại học nước ngoài. Sinh viên được sắp xếp nhà ở và đón tiếp chu đáo tại trường; được hướng dẫn hồ sơ chuyển tiếp đại học. Công ty duy trì mạng lưới cựu sinh viên và sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn sinh viên trong những trường hợp khẩn cấp.

Chi tiết liên hệ công ty truyền thông giáo dục PEACE EDUCom:

Địa chỉ: B22/8C Bạch Đằng, phường2, quận Tân Bình, TP HCM. Tel: (08) 3 547 1285. Fax: (08) 3 547 1814. Hotline: 090 8180 216.
Email: info@duhochoabinh.com.
Web: www.duhochoabinh.com; www.duhocphanlan.org.
Facebook: www.facebook.com/duhochoabinh.


tuyển sinh du học


21/12 Đại học James Cook Singapore tư vấn tuyển sinh quốc tế
Trung tâm Đào tạo Việt Nam Hợp Điểm và Đại học (ĐH) James Cook Singapore (JCU Singapore) phối hợp tổ chức chương trình tư vấn trực tiếp vào lúc 09g30 sáng thứ Bảy 21/12/2013 tại 26 Lê Quí Đôn, Q.3, TP.HCM. Quí phụ huynh và các bạn HS-SV sẽ có cơ hội tiếp xúc với Đại diện nhà trường về những vấn đề liên quan đến chương trình học, các trường ĐH đối tác, yêu cầu tuyển sinh của SIM, quy trình nộp đơn, cơ hội học bổng và các khuyến mãi hấp dẫn sau: miễn phí nộp đơn 250 đô Singapore, tặng IPAD, thẻ EZ link đi xe buýt/tàu điện.
Ngoài ra, các bạn sinh viên (SV) quốc tế học tối thiểu 3 học kỳ (hoặc 1 năm) tại học xá JCU Singapore sẽ đủ điều kiện để đăng kí trở thành thành viên của Thư Viện Quốc Gia (National Library Board Preminum Membership – NLB) trị giá 53.3 đô Singapore (miễn phí 1 năm). NLB bao gồm 25 chi nhánh đẳng cấp thế giới trải khắp Singapore.
Chương trình kết nối các khu học xá của James Cook cho phép SV được trải nghiệm các khu học xá tại cả Úc và Singapore nhưng học phí chỉ đóng theo mức học phí của Singapore.
Nền kinh tế ngày càng cạnh tranh và áp lực cuộc sống theo đó cũng tăng cao. Nhu cầu được học nhiều chuyên ngành cùng lúc để đảm bảo sự nghiệp vững chắc, tương lai rộng mở hơn đang khiến nhiều học sinh - sinh viên lo lắng vì khó khăn về thời gian lẫn chi phí. Nhưng ngay bây giờ, bạn có thể được học cùng một lúc hai chuyên ngành nhưng học phí chỉ đóng có một. Hơn nữa, trong quá trình học, bạn còn có cơ hội được trải nghiệm học tập tại khu học xá của JCU Úc, một trong những trường ĐH công lập hàng đầu "xứ sở chuột túi", có mặt trong bảng xếp hạng top 4% các trường ĐH tốt nhất thế giới. Chương trình này đã được áp dụng cho kỳ nhập học tháng 08/2013 khi bạn trở thành một trong những SV của JCU Singapore
JCU có ba khu học xá: hai cơ sở Cairns và Townsville (Úc) và một cơ sở tại Singapore. Tiêu chí đào tạo của JCU là: giáo dục không chỉ dừng lại ở việc học thật xuất sắc mà còn ở việc rèn luyện sức khỏe, trau dồi nhân cách cũng như học cách sống yêu thương. JCU Singapore luôn đặt tiêu chí đó như một sứ mệnh để đào tạo nhân tài cho xã hội. SV của trường chẳng những là người có kiến thức vững chắc, khả năng ứng dụng thực tế cao mà còn năng động trong cuộc sống. Ngoài giờ học trong lớp, SV còn có cơ hội tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt ngoại khóa-xã hội, thể thao của nhà trường.
JCU Singapore là phân viện ĐH của Úc đầu tiên ở Singapore, cũng là một trong những phân viện ĐH tư thục hàng đầu của Singapore và là một trong số ít trường đầu tiên được cấp chứng chỉ danh giá Edutrust 4 năm. JCU luôn nằm trong top 3 trường ngoài công lập tốt nhất tại đây; top 400 trường tốt nhất thế giới (theo đánh giá và xếp hạng các trường ĐH trên thế giới của ĐH Giao thông Thượng Hải 2010 and 2011). Tất cả các khóa học, giáo trình giảng dạy tại JCU Singapore đều đồng nhất với giáo trình giảng dạy tại ĐH James Cook của Úc nhưng với chi phí rẻ hơn và thời gian khoá học ngắn hơn. Khi SV tốt nghiệp sẽ được nhận bằng cấp giống như SV học tại JCU Australia. Các bạn SV cũng có thể chuyển tiếp sang học xá JCU Australia với mức học phí không đổi.
JCU Singapore nằm ngay khu trung tâm, bao gồm hai cơ sở với những phòng học được trang bị hiện đại, phòng máy tính kết nối Internet miễn phí, thư viện phong phú.
Một năm học tại JCU Singapore bao gồm 3 kỳ học thay vì 2 kỳ học như ở Úc. JCUS còn đào tạo các chương trình Bachelor of Business gồm Quản trị Du lịch-Khách sạn, Thương mại quốc tế, Kế toán…; Bachelor of Information Technology,… SV chương trình Cử nhân Kinh doanh có thể đăng ký học song song 2 ngành mà không phải đóng thêm học phí. Các bạn được chọn học lấy bằng kép gồm hai chuyên ngành MBA và Công nghệ thông tin hoặc MBA và Kế toán chuyên nghiệp trong 16 tháng.
Ngoài ra, SV có thể chuyển sang một trong hai cơ sở của trường tại Úc học một đến 2 kỳ theo mức học phí giống như tại Singapore. Chương trình chuyển tiếp này sẽ mang đến cho SV một trải nghiệm học tập mới mẻ và tiết kiệm nhiều chi phí. Trong suốt quá trình học tập, JCUS thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, hội chợ nghề nghiệp trang bị cho SV các kỹ năng mềm như cách viết CV, đơn xin việc, kĩ năng phỏng vấn, cung cấp thông tin về nghề nghiệp để SV có thể dễ dàng tìm được việc làm sau khi ra trường. SV còn nhận được các hỗ trợ từ trường như: miễn phí đón sân bay, sở hữu iPad, đăng kí trở thành thành viên miễn phí một năm tại thư viện ĐH Quốc gia Singapore, sắp xếp nhà ở, dịch vụ tư vấn tâm lý miễn phí…
Đáp ứng cả về mặt chất lượng và chi phí tiết kiệm, JCUS đã được hàng nghìn sinh viên quốc tế, trong đó, có sự tin tưởng và tín nhiệm từ các bậc phụ huynh và các bạn trẻ HS-SV Việt Nam lựa chọn. Bạn muốn tốt nghiệp Cử nhân/Thạc sĩ với văn bằng chính thống của Úc, được công nhận trên toàn thế giới với mức chi phí thấp nhất, hãy ghi danh ngay JCUS cùng Trung tâm Đào tạo Việt Nam Hợp Điểm để nhận được những ưu đãi đặc biệt từ nhà trường và Trung tâm cho kỳ nhập học 2014 sắp tới
Thông tin về ngành nghề tuyển sinh và đăng kí tham dự tư vấn, vui lòng liên hệ đại diện tuyển sinh tại Việt Nam:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỢP ĐIỂM
192 Lý Thái Tổ, Q.3, TP.HCM (08-3833 7747/7748)
26 Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM (08-3930 4812/4992)
Email:           duhoc@vietnamhopdiem.edu.vn
Tầng 4, tòa nhà Ngân hàng Đông Á, 98 Hai Bà Trưng, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội (04-3623 1665)
Email:           duhochanoi@vietnamhopdiem.edu.vn
Website:       www.vietnamcentrepoint.edu.vn

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Hoạt động của Huyện Chư Pưh

Huyện Chư Pưh: Hội nghị giới thiệu Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.Cập nhật: Thứ hai, 16/9/2013 - 8h35'

Huyện Chư Pưh vừa tổ chức Hội nghị giới thiệu Nghị định số 92 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo cho gần 200 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ các ban, ngành đoàn thể các xã, thị trấn.


 Nghị định 92 gồm 5 chương, 14 mục và 46 điều, quy định rõ về hoạt động tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Nghị định 92 có nhiều điểm mới so với Nghị định 22 như về quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng; điều kiện để tổ chức đăng ký sinh hoạt tôn giáo; đăng ký hoạt động, công nhận tổ chức tôn giáo; về cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, tôn giáo. Thông qua hội nghị, nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ các xã, thị trấn nắm rõ những quy định mới của pháp luật về tín gưỡng, tôn giáo. Từ đó căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục tổ chức, học tập quán triệt sâu sắc nội dung Nghị định 92 của Chính phủ để vận dụng vào thực tiễn của địa phương, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn huyện./.


+ Thư viện huyện Chư Pưh, Tỉnh Gia lai được thành lập năm 2010

+ Năm 2013 tham gia Dự án “Nâng cao sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” được trang bị  phòng máy tính mạnh. Hiện nay, các dịch vụ được cung cấp cho bạn đọc:

    *Sử dụng Internet miễn phí

    *Dịch vụ đọc tại chỗ,

    *Sao chép tài liệu,

    *Tra cứu tài liệu

     …vv..

                                        +Thời gian mở cửa phục vụ:

     * Sáng:  Từ 7h30’ đến 11h

     *Chiều:  Từ 13h30’ đến 17h

     *Các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần